Văn học dân gian là gì? Đặc trưng của văn học dân gian Việt Nam

Sách Nói ViệtTháng Mười Hai 8, 2022

Kho tàng văn học Việt Nam là suối nguồn bất tận – nơi khởi nguồn cảm hứng sáng tạo với nhiều nội dung và loại hình khác nhau. Trong đó không thể không nhắc tới một loại hình văn học mang đậm nét đẹp văn hóa sinh hoạt của người dân Việt Nam xưa chính là văn học dân gian. Vậy văn học dân gian là gì và những đặc trưng của văn học dân gian Việt Nam như thế nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết sau. 

Văn học dân gian- một hình thức văn học mang đậm nét văn hóa sinh hoạt của người dân Việt

Văn học dân gian là gì? 

Văn học dân gian được định nghĩa là sáng tác nghệ thuật truyền miệng được sáng tác bởi các tầng lớp dân chúng từ thời công xã nguyên thủy và phát triển qua nhiều thời kỳ cho đến ngày nay. 

Văn học dân gian chính là kết quả của quá trình sáng tác của tập thể và sinh tồn theo hình thức truyền miệng. Một tác phẩm văn học dân gian không ngừng được hoàn thiện sao cho phù hợp với chuẩn mực và phục vụ quá trình sinh hoạt khác nhau của xã hội đương thời. Do đó, văn học dân gian mang một giá trình rất lớn lao liên quan đến nhận thức, thẩm mỹ, giáo dục và đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nền văn học nước nhà. 

Văn học dân gian được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau như: Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, ca dao, tục ngữ, câu đố,… 

Văn học dân gian được truyền miệng từ đời này sang đời khác

Đặc trưng của văn học dân gian Việt Nam. 

Sau khi giải đáp được định nghĩa văn học dân gian là gì, để phân biệt văn học dân gian Việt Nam với những hình thức văn học khác, chúng ta có thể thông qua 3 đặc trưng cơ bản như sau: 

Tính truyền miệng

Đặc trưng nổi bật nhất của văn học dân gian chính là tính truyền miệng. Đây chính là hình thức tồn tại và lưu hành của văn học dân gian. Điều này làm nên nét khác biệt tiêu biểu của loại hình văn học này so với các loại hình văn viết thông thường. 

Thông qua một số hình thức truyền miệng, quá trình diễn xướng như: kể, hát, nói, diễn,… kết hợp cùng các làn điệu, lời thơ mà những tác phẩm trình diễn cải lương, tuồng, chèo ra đời. Từ đó văn học dân gian tồn tại và trở thành nét đẹp văn hóa của toàn dân tộc Việt Nam nói chung và một số địa phương nói riêng. 

Tính truyền miệng của văn học dân gian.

Văn học dân gian có 2 hình thức truyền miệng chính:

  • Truyền miệng dựa vào thời gian: Truyền miệng theo thời gian chính là hình thức lưu truyền từ đời này qua đời khác, từ thế hệ này qua thế hệ khác thông qua nhiều dấu mốc thời gian khác nhau. 

Ví dụ: 

“ Công cha như núi thái sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” 

Đây là câu ca dao tuy được xuất hiện từ lâu nhưng theo thời gian vẫn được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, luôn mang giá trị cao đẹp nhắc nhở con người về việc sống ân nghĩa và yêu thương, biết ơn những bậc sinh thành. 

  • Truyền miệng dựa vào không gian: Đây là một hình thức truyền miệng dựa vào phạm vi địa lý. Một tác phẩm văn học dân gian được truyền miệng theo không gian chính là việc nó được di chuyển từ nơi này sang nơi khác, từ một khu vực nhỏ sang một phạm vi rộng lớn thăng tiến như tỉnh, quốc gia, châu lục,…

Tính tập thể

Đặc trưng cơ bản thứ hai của văn học dân gian chính là tính tập thể. Ngay trong tên gọi văn học dân gian đã thể hiện rõ ràng tính tập thể của nó. Đó chính là sáng tác của nhân dân tuy nhiên, tác giả của một tác phẩm không phải tất cả nhân dân. 

Những tác phẩm văn học dân gian ngay từ đầu đã xuất phát từ sự sáng tạo của cộng đồng, tập thể nhân dân. Tuy nhiên, có những tác phẩm lại là công trình sáng tác của cá nhân. Khi lưu truyền từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, những tác phẩm đó được biến tấu và dễ dàng trở thành sáng tác, sở hữu tập thể. 

Tính tập thể trong văn học dân gian được thể hiện rõ nét

Quá trình sáng tác và lưu truyền một tác phẩm văn học dân gian được hình thành như sau:  Đầu tiên, một cá nhân khởi xướng sáng tạo nội dung cốt lõi của tác phẩm. Sau đó, tác phẩm sẽ được lưu truyền qua hình thức truyền miệng mà được biến tấu, chỉnh sửa, hoàn thiện và bổ sung sao cho nội dung cốt lõi ban đầu vẫn được gìn giữ nhưng trở nên hấp dẫn hơn. 

Một tác phẩm văn học dân gian chính là tài sản chung của một tập thể, một cộng đồng. Chúng chứa đựng tư tưởng, lối sống và những nét đẹp sinh hoạt văn hóa tiêu biểu của đại bộ phận người dân trong xã hội. 

Tính thực hành

Văn học dân gian mang tính thực hành bởi nói gắn liền với đời sống của cộng đồng địa phương, dân tộc thông qua quá trình sinh sống và sinh hoạt hàng ngày. Những hoạt động tập thể có thể kể đến như: lao động tập thể, sinh hoạt gia đình, lễ hội, cưới hỏi,… 

Một ví dụ điển hình của tính thực hành là thông qua quá trình lao động tập thể mà xuất hiện những điệu hò nổi tiếng như hò chèo thuyền, hò đánh cá,… mang lại sự sống động đời sống sinh hoạt của nhân dân. 

Những hoạt động sinh hoạt này chính là cội nguồn, là gốc rễ, là nguồn cảm hứng vô tận hình thành nên những tác phẩm văn học dân gian tiêu biểu thể hiện nét đặc trưng của người dân đất Việt. 

Những tác phẩm văn học dân gian sống mãi trong lòng nhiều thế hệ

KẾT LUẬN
Trải qua hàng ngàn năm, văn học dân gian vẫn luôn được gìn giữ và lưu truyền trong cộng đồng dân tộc. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi văn học dân gian là gì và bỏ túi được những thông tin thú vị xoay quanh loại hình văn học này.

Chia sẻ0

Bình Luận

Tên *
Tên hiển thị phần bình luận
Email *
Mọi người không nhìn thấy Email của bạn

Thể Loại
Tác Giả
Giọng Đọc
Nghe Nhiều
Tìm Kiếm

DMCA:

DMCA.com Protection Status