Ngày Quốc tế Lao động 1/5: Nguồn gốc và ý nghĩa lịch sử

Sách Nói ViệtTháng Một 14, 2024

Hằng năm, vào ngày Quốc tế Lao động 1/5, người lao động trên toàn thế giới cùng nhau kỷ niệm cho sự kiện lịch sử mang ý nghĩa trọng đại về phong trào hành động đòi quyền lợi của công nhân quốc tế. Vậy nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Quốc tế Lao động là như thế nào? Hãy cùng CareerViet tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Ngày 1/5 là ngày gì?

Ngày 1/5 là ngày công nhân quốc tế và người lao động hành động vì lợi ích và quyền lợi của mình. Ngày này được chọn làm ngày Quốc tế Lao động và là lễ kỷ niệm hằng năm trên toàn thế giới.

>>Xem thêm: Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5 năm 2023 rơi vào thứ mấy? Tổng hợp các ngày nghỉ lễ trong năm 2023?

Ngày Quốc tế Lao động 1/5: Nguồn gốc và ý nghĩa lịch sử

Ngày Quốc tế Lao động 1/5 (Nguồn ảnh: Freepik)

Nguồn gốc của ngày Quốc tế Lao động 1/5

Do nhu cầu của công nhân không được đáp ứng, dẫn đến các cuộc bãi công, biểu tình của giới công nhân trên toàn nước Mỹ. Cuộc bãi công đầu tiên diễn ra tại thành phố Chicago với biểu ngữ “Từ hôm nay không người thợ nào làm việc quá 8 giờ một ngày! Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ vui chơi!”.

Ngày Quốc tế Lao động đã bắt nguồn từ đó, tại Đại hội Liên đoàn Lao động Mỹ thông qua nghị quyết “…Từ ngày 1/5/1886, ngày lao động của tất cả các công nhân sẽ là 8 giờ”.

Sở dĩ ngày 1/5 được chọn trong nghị quyết vì năm tài chính tại Mỹ của hầu hết các nhà máy, xí nghiệp đều bắt đầu vào ngày này. Khi ấy, hợp đồng lao động giữa thợ và chủ sẽ được ký kết lại.

>>Xem thêm: Giỗ tổ Hùng Vương 2023 ngày mấy Dương lịch?

Ngày Quốc tế Lao động bắt nguồn từ những cuộc bãi công tại Chicago

Ngày Quốc tế Lao động bắt nguồn từ những cuộc bãi công tại Chicago (Nguồn: Internet)

Ý nghĩa lịch sử ngày Quốc tế Lao động 1/5 và ngày Quốc tế lao động đầu tiên tại Việt Nam

Ngày 1/5/1886 có ý nghĩa lịch sử quan trọng, đó là ngày mà người lao động đã đạt được một chiến thắng lớn, chứng tỏ sự quyết tâm và tình đoàn kết của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ mới. Ngoài ra, đó cũng là ngày để tôn vinh sự dũng cảm của giai cấp công nhân, đã đứng lên chiến đấu cho hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Tại Việt Nam, ngày 1/5/1930 diễn ra phong trào lịch sử của công nhân ở Đông Dương. Giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đoàn kết, đấu tranh chống lại thực dân Pháp, yêu cầu cải thiện điều kiện làm việc, tăng lương và thực hiện làm việc 8 giờ.

Ngày 1/5/1946, ngày Quốc tế Lao động lần đầu tiên tại được tổ chức kỷ niệm ở nước ta tại thủ đô Hà Nội với sự góp mặt của 20 vạn nhân dân lao động. Từ sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 1/5 được công bố là một trong những ngày lễ chính thức và tất cả nhân dân lao động sẽ được nghỉ và hưởng nguyên lương vào ngày này.

Ngày Quốc tế Lao động 1/5: Nguồn gốc và ý nghĩa lịch sử

Ngày Quốc tế Lao động được tổ chức kỷ niệm lần đầu tiên tại nước ta vào năm 1946 (Nguồn ảnh: Freepik)

>>Xem thêm: Quy định tiền lương làm thêm giờ ngày nghỉ lễ – CareerBuilder

Những câu hỏi về ngày Quốc tế Lao động 1/5

Ngày Quốc tế lao động 1/5 được nghỉ mấy ngày?

Theo Quy định tại Điều 112 của Bộ Luật Lao động năm 2019, ngày Quốc tế Lao động 1/5 được ngày 1 ngày hưởng lương.

Ngày Quốc tế lao động 1/5 có được nghỉ bù thứ 7, chủ nhật không?

Theo Khoản 1, Điều 112 của Bộ Luật Lao động năm 2019, nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng vào ngày nghỉ lễ, tết thì người lao động được nghỉ bù cho ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

Đi làm ngày 1/5 tính lương ra sao?

Căn cứ tại Điều 98 và Điều 112 của Bộ luật Lao động năm 2019, nếu người lao động đi làm vào ngày lễ 1/5 thì sẽ được hưởng lương ngày lễ và tiền lương làm thêm giờ. Như vậy, người lao động sẽ nhận được 400% lương nếu làm việc vào ban ngày và 490% lương vào ban đêm.

Ngày Quốc tế Lao động từ lâu đã trở thành ngày hội lớn của toàn thể giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Trên đây là những kiến thức bổ ích mà CareerViet muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng với những thông tin này, sẽ giúp bạn hiểu được rõ hơn ý nghĩa và tinh thần của ngày lễ lớn này.

Admin Sachnoiviet | Nguồn: Internet

Categories
Chia sẻ0

Bình Luận

Tên *
Tên hiển thị phần bình luận
Email *
Mọi người không nhìn thấy Email của bạn

Thể Loại
Tác Giả
Giọng Đọc
Nghe Nhiều
Tìm Kiếm

DMCA:

DMCA.com Protection Status