3 cách tra cứu giá trị sử dụng thẻ BHYT thông dụng nhất

Sách Nói ViệtTháng Một 14, 2024

Tra cứu giá trị sử dụng thẻ BHYT để nắm bắt thông tin cụ thể về thẻ bảo hiểm y tế, mức được hưởng, nơi khám chữa bệnh và quá trình tham gia sử dụng. Hiện nay trên thẻ BHYT không còn nêu cụ thể thời hạn sử dụng mà chỉ để “có hiệu lực trong 5 năm”. Bài viết này, CareerViet sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn 3 cách dùng để tra cứu giá trị thẻ BHYT của mình.

Tại sao cần tra cứu giá trị sử dụng thẻ BHYT?

Tra cứu giá trị sử dụng thẻ BHYT giúp đảm bảo bạn nắm bắt được thông tin về thời gian hiệu lực và thời điểm hết hiệu lực để quá trình tham gia BHYT được liên tục. Bên cạnh đó việc tra cứu còn giúp bạn có được thông tin chính xác nhất về mã số thẻ và hiểu chi tiết hơn về các quyền lợi mà bạn sẽ được hưởng từ bảo hiểm y tế.

>>> Cách gia hạn BHYT trực tuyến trên Cổng dịch vụ công Quốc gia

3 cách tra cứu giá trị sử dụng thẻ BHYT đơn giản nhất

Cách 1: Tra cứu trực tuyến tại cổng thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Bước 1: Truy cập website của Cơ quan BHXH Việt Nam <https://baohiemxahoi.gov.vn/> sau đó chọn mục “Tra cứu trực tuyến”

Bước 2: Chọn vào mục “Tra cứu giá trị sử dụng thẻ BHYT”

Click vào tra cứu giá trị sử dụng thẻ BHYT (Nguồn: Internet)

Bước 3: Tiến hành điền đầy đủ thông tin cá nhân

Các thông tin cần điền bao gồm:

  • Họ và tên.
  • Mã số thẻ BHXH/mã thẻ BHYT.
  • Ngày/tháng/năm sinh.

Lưu ý: Sau khi điền đầy đủ thông tin, tích vào ô “Tôi không phải người máy” rồi sau đó bấm vào nút “tra cứu” để tiến hành quá trình này.

Sau khi điền thông tin cá nhân, tích vào “tôi không phải người máy” rồi tiến hành tra cứu (Nguồn: Internet)

Bước 4: Nhận kết quả tra cứu

Sau khi tiến hành quá trình tra cứu và hệ thống trả kết quả, sẽ có 2 trường hợp xảy ra.

– Trường hợp 1: Thành công

Hệ thống sẽ trả về kết quả bao gồm các thông tin: mã số thẻ, họ và tên, ngày/tháng/năm sinh, giá trị sử dụng thẻ BHYT, mức hưởng khám chữa bệnh mà chủ thẻ nhận được từ BHYT, thông tin về các lần khám/chữa bệnh đã được BHYT chi trả.

Kết quả tra cứu thành công sẽ hiện như vậy trên website (Nguồn: Internet)

Trường hợp 2: Thông báo không tìm được dữ liệu hoặc sai sót dữ liệu. Nếu gặp trường hợp này, bạn hãy quay lại kiểm tra kỹ thông tin mình đã nhập hoặc nhập lại thật kỹ một lần nữa để đảm bảo thông tin mình nhập là chính xác.

>>> Phương thức thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT

>>> Cấp lại, đổi thẻ BHYT không thay đổi thông tin

Cách 2: Tra cứu bằng cách gửi tin nhắn điện thoại

Trung tâm Công nghệ thông tin (BHXH Việt Nam) bắt đầu triển khai hệ thống tra cứu BHXH, BHYT bằng tin nhắn qua đầu số 8079 từ ngày 01/08/2019. Theo đó mọi người có thể tự tra cứu thông tin về BHXH, BHYT bằng cách soạn tin nhắn theo cú pháp khoảng trắng và gửi tin nhắn đến 8079 với cước phí là 1.000 đồng/tin nhắn.

Cú pháp tra cứu thẻ BHYT bằng tin nhắn điện thoại (Nguồn: Internet)

Kết quả tra cứu trả về sẽ gồm:

  • Mã thẻ BHYT.
  • Nơi bạn đăng ký khám chữa bệnh đầu tiên.
  • Giá trị sử dụng của thẻ BHYT (Thời gian hiệu lực đến lúc nào).
  • Thời điểm đủ 5 năm liên tục.

>>> Tiện ích của quản lý bảo hiểm y tế qua mã thẻ

>>> 6 chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tác động lớn đến người lao động

Cách 3: Tra cứu giá trị sử dụng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID của điện thoại di động

Chú ý: Để thực hiện tra cứu bằng cách này bạn cần tải app và đăng ký tài khoản VssID. Sau khi đã đăng ký tài khoản thì tiến hành thực hiện theo các bước sau:

Tải ứng dụng VssID và tiến hành đăng ký tài khoản (Nguồn: Internet)

Bước 1: Đăng nhập vào app VssID bằng số tài khoản cá nhân của bạn.

Bước 2: Tra cứu thẻ BHYT

Sau khi đăng nhập chọn tra cứu (Nguồn: Internet)

Tại giao diện chính sẽ hiện các chức năng: Tin tức, quản lý cá nhân, tra cứu và hỗ trợ. Bạn bấm chọn vào mục “Quản lý cá nhân” sau đó tích chọn “Thẻ BHYT”

Kế tiếp nhấn chọn “Xem thẻ bảo hiểm y tế’, màn hình sẽ hiện ra hình ảnh thẻ BHYT. Hình ảnh sẽ cung cấp cho bạn các thông tin như:

  • Mã số thẻ BHYT.
  • Giá trị sử dụng của thẻ.
  • Mã vùng.

Nhấn vào biểu tượng con mắt để xem thông tin BHYT chi tiết hơn

(Nguồn: Internet)

Lưu ý đặc biệt: Hiện nay khi đi khám chữa bệnh, mọi người không cần mang theo thẻ BHYT giấy mà chỉ cần xuất trình thẻ bảo hiểm điện tử trên ứng dụng VssID để làm thủ tục khám chữa bệnh (Theo Công văn số 1493/BHXH-CSYT).

>>> Xem thêm:

Cách gia hạn thẻ bảo hiểm y tế hộ gia đình online

Có bao nhiêu loại bảo hiểm và phân biệt các loại như thế nào?

Trên đây là 3 cách tra cứu giá trị sử dụng thẻ BHYT thông dụng, phổ biến nhất hiện nay. Tùy vào tình hình cụ thể mà bạn có thể lựa chọn phương thích tra cứu thích hợp. Mong là bài viết cung cấp cho các bạn những thông tin thật hữu dụng và bổ ích. Bên cạnh đó, bạn có thể theo dõi thêm nhiều bài viết và thông tin nghề nghiệp bổ ích khác từ trang tìm việc làm CareerBuilder nhé!

Những câu hỏi thường gặp về BHYT?

1. BHYT là gì?

Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

2. Các loại BHYT?

Có 2 loại BHYT: BHYT tự nguyện (có phí đóng phụ thuộc vào nghề nghiệp và thu nhập của người tham gia) và BHYT bắt buộc (có phí đóng được quy định trong luật Bảo hiểm Y tế).

Admin Sachnoiviet | Nguồn: Internet

Categories
Chia sẻ0

Bình Luận

Tên *
Tên hiển thị phần bình luận
Email *
Mọi người không nhìn thấy Email của bạn

Thể Loại
Tác Giả
Giọng Đọc
Nghe Nhiều
Tìm Kiếm

DMCA:

DMCA.com Protection Status