Thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp theo quy trình mới nhất năm 2023

Sách Nói ViệtTháng Một 13, 2024

Sau khi kết thúc hợp đồng lao động, người lao động đáp ứng đủ điều kiện có thể tham gia làm hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp để được hỗ trợ trợ cấp thất nghiệp. Vậy thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp cần làm như thế nào? Bài viết dưới đây, CareerBuilder sẽ hướng dẫn chi tiết quy trình cho bạn.

Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ trợ cấp với mục đích hỗ trợ bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi mất việc làm, hỗ trợ học nghề, tìm việc làm thông qua đóng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Bảo hiểm thất nghiệp là gì? (Nguồn: Internet)

Các chế độ của bảo hiểm thất nghiệp:

  • Trợ cấp thất nghiệp.
  • Hỗ trợ học nghề.
  • Tư vấn, giới thiệu việc làm.
  • Bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ giúp duy trì việc làm cho người lao động.

Hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Hồ sơ hưởng bảo hiểm theo chế độ trợ cấp thất nghiệp

Hồ sơ hưởng theo chế độ trợ cấp thất nghiệp (Nguồn: Internet)

Căn cứ theo Điều 16, Nghị định 28/2015/NĐ-CP, quy định hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp như sau:

  1. Sổ bảo hiểm xã hội.
  2. Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
  3. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động:

+ Quyết định nghỉ việc.

+ Quyết định sa thải.

+ Quyết định kỷ luật, buộc nghỉ việc.

+ Hợp đồng lao động đã hết thời hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo thỏa thuận hợp đồng lao động.

+ Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

+ Nguyên do, thời điểm chấm dứt hợp đồng với người lao động.

+ Xác nhận từ người sử dụng lao động trong đó có cụ thể về thông tin của người lao động.

>>> Bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn không? Quy định như thế nào?

Hồ sơ hưởng bảo hiểm theo chế độ học nghề

Theo Điều 11 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH, hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề được quy định như sau:

  • Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có dự định học nghề tại địa phương không phải nơi thụ hưởng trợ cấp sẽ chuẩn bị bộ hồ sơ gồm: đề nghị hỗ trợ học nghề theo mẫu số 3 và quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp (bản chính hoặc bản sao công chứng).

Hồ sơ hưởng bảo hiểm chế độ học nghề (Nguồn: Internet)

– Đối với người lao động không thuộc trường hợp trên thì bộ hồ sơ bao gồm:

+ Sổ bảo hiểm xã hội.

+ Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.

+ Đề nghị hỗ trợ học nghề.

>>> Quyền và lợi ích của người lao động khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp

Thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp

Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ trợ cấp thất nghiệp

Kể từ ngày kết thúc hợp đồng lao động trong vòng 3 tháng, người lao động nộp hồ sơ đề nghị được hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm giải quyết dịch vụ việc làm do cơ quan Nhà nước quản lý.

Bước 2: Nhận kết quả đề nghị

Kể từ ngày trung tâm tiếp nhận hồ sơ 20 ngày, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ đưa ra quyền có trợ cấp thất nghiệp hay không. Trường hợp hồ sơ của bạn không đáp ứng đủ điều kiện thì cơ quan sẽ trả lại văn bằng cho bạn.

Thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp (Nguồn: Internet)

Bước 3: Chi trả trợ cấp thất nghiệp

Trong thời hạn 05 ngày từ ngày đưa ra quyết định trợ cấp, tổ chức bảo hiểm xã hội sẽ chi trả trợ cấp thất nghiệp đầy đủ cho người lao động (căn cứ Luật Việc làm 2013, Điều 46).

Thủ tục hưởng chế độ hỗ trợ giới thiệu việc làm

Bước 1: Nộp hồ sơ

Hồ sơ đầy đủ các thông tin: thông tin cá nhân, nhu cầu tư vấn, nhu cầu hỗ trợ giới thiệu việc làm. Nộp hồ sơ trực tiếp cho trung tâm dịch vụ việc làm do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý.

Thủ tục đề nghị hỗ trợ giới thiệu việc làm (Nguồn: Internet)

Bước 2: Nhận hồ sơ và liên hệ việc làm cho người lao động

Trung tâm tiếp nhận phiếu tư vấn, căn cứ vào nhu cầu, khả năng của người lao động, nhu cầu của người sử dụng lao động để liên hệ việc làm phù hợp.

Bước 3: Gửi phiếu giới thiệu việc làm

Trung tâm dịch vụ hỗ trợ việc làm sẽ gửi phiếu giới thiệu việc làm cho người lao động kèm theo Nghị định 28/2025/NĐ-CP để người lao động tham tuyển. Trung tâm cần theo dõi kết quả dự tuyển của người lao động để có thể kịp thời hỗ trợ lúc cần thiết.

Thủ tục hưởng bảo hiểm theo chế độ học nghề

Bước 1: Nộp hồ sơ

Thủ tục hưởng bảo hiểm theo chế độ học nghề (Nguồn: Internet)

Bước 2: Đợi xem xét hồ sơ

Trung tâm dịch vụ việc làm sẽ xem xét hồ sơ đề nghị hỗ trợ và gửi cho người lao động giấy hẹn thông báo kết quả. Trung tâm có trách nhiệm xác định nghề cụ thể, thời gian hỗ trợ học nghề, thời điểm bắt đầu, mức hỗ trợ, cơ sở đào tạo trong vòng 20 ngày sau đó trình lên đợi quyết định từ Giám đốc Sở LĐTBXH (Căn cứ Điều 25, Khoản 2 và 3, Nghị định 28/2015/NĐ-CP).

Bên trên là những chia sẻ của CareerBuilder về thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp cụ thể cho người lao động. Hy vọng sẽ giúp ích cho người lao động trong việc hưởng trợ cấp thất nghiệp nhanh chóng, dễ dàng. Ngoài ra, bạn có thể theo dõi thêm nhiều bài viết và thông tin nghề nghiệp bổ ích khác từ trang tìm việc làm CareerBuilder nhé!

Những câu hỏi thường gặp về bảo hiểm thất nghiệp?

1. Làm bảo hiểm thất nghiệp cần photo những gì?

Sổ bảo hiểm xã hội, quyết định nghỉ việc, căn cước công dân, sổ hộ khẩu, 2 ảnh chụp 3 x 4,…

2. Nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp ở đâu?

Nơi nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp được xác định là trung tâm dịch vụ hôc trợ việc làm.

Admin Sachnoiviet | Nguồn: Internet

Categories
Chia sẻ0

Bình Luận

Tên *
Tên hiển thị phần bình luận
Email *
Mọi người không nhìn thấy Email của bạn

Thể Loại
Tác Giả
Giọng Đọc
Nghe Nhiều
Tìm Kiếm

DMCA:

DMCA.com Protection Status