Hạnh phúc cầm tay là quyển sách đầu tiên giúp mình biết đến các tác phẩm nói chung và trường phái của Sư Ông nói riêng. Tác phẩm cho ta biết thế nào là sống có chánh niệm, ăn có chánh niệm và thở cũng có chánh niệm. Cơ duyên này giúp mình có được những động lực và bằng một cách tự nguyện mình tìm đến lối sống không tiêu thụ động vật như thực phẩm, mình ăn uống một cách chánh niệm, khi ta nhai hạt gạo hay cọng cải ta có thể thấy bản thân cọng cải đó cũng như toàn vũ trụ gửi vào miệng ta những hương vị ngọt ngào, ta thấy mặt trời ở đó, mặt trăng và các yếu tố cấu thành cọng cải. Ta thấu hiểu rằng, các con vật chết đi để làm thực phẩm cho ta hẳn là trải qua đau đớn và ôm trong mình muôn vàn năng lượng tiêu cực khổ đau, ta ăn là ăn những khổ đâu oán hờn, điều ấy khiến thân tâm ta nặng trĩu và đầy bực dọc.
Ngoài ra, thầy dạy chúng ta cách vỗ về em bé đang khóc hay nói cách khác là nỗi đau trong chúng ta, không nên trốn tránh mà hãy đối mặt và xoa dịu em bé ấy để tự thân ta có thể làm chổ nương tựa cho ta. Các phương pháp thực tập của thầy k mang nặng tính tôn giáo mà hướng đến trị liệu, ta có mặt trong giây phút hiện tại cho việc ta đang làm như ta biết ta đang ăn, ta biết ta đang làm việc ấy đã là tu tập rồi. Điều cần thiết là không để tâm ta lang thang trong những điều mông lung hư vô, ta kéo tâm về với thân để tâm có mặt ngay tại giây phút này bằng cách điều chỉnh hơi thở vào hơi thở ra và nhẩm niệm” tôi đang thở vào, tôi đang thở ra”. Tuy tác phẩm có chứa một số thuật ngữ khá khó hiểu cho những độc giả lần đầu tiếp xúc với thể loại sách tôn giáo nhưng chỉ cần ta kiên trì đọc ta vẫn có thể rút ra khái niệm và cách hiểu riêng cho chính mình.