Tiết lộ thói quen chi tiêu tiền bạc thông qua các nhóm tính cách MBTI

Sách Nói ViệtTháng hai 20, 2024

Bạn là người có xu hướng tiết kiệm hay phóng khoáng khi chi tiêu tiền bạc? Các thói quen tiêu tiền hằng ngày có thể bật mí về các nhóm tính cách MBTI. Cùng CareerViet khám phá tính cách của bạn trong bài viết ngay bên dưới đây nhé. 

>>> Xem thêm:

Cách chi tiêu trong cuộc sống thường nhật cũng có thể nói lên tính cách

Cách chi tiêu trong cuộc sống thường nhật cũng có thể nói lên tính cách của bạn – Nguồn: Internet

Nhóm tính cách thiên hướng phân tích

INTJ – Nhà khoa học

Nhóm tính cách INTJ có xu hướng sử dụng tiền bạc khá tỉ mỉ. Những người thuộc nhóm tính cách này sẽ không chi tiêu nhiều hơn mức cần thiết của họ. Họ chỉ coi tiền là một công cụ, không để cho tiền chi phối hay ảnh hưởng về mặt cảm xúc. Cách tiếp cận tiền bạc này cũng ảnh hưởng đến việc chi tiêu và tiết kiệm của họ. Những điều này cũng không có nghĩa là họ không thấy vui chút nào với tiền bạc mà là họ chỉ ưu tiên sử dụng tiền một cách thực tế. Trừ khi INTJ đủ sáng tạo để tận hưởng cuộc sống một cách tiết kiệm, họ có thể bỏ lỡ một số thú vui hoặc thậm chí có thể bị coi là keo kiệt.

Vậy nên, cuộc sống quá ngắn ngủi, bạn hãy dồn một số tiền nhất định, những khoản chi “điên rồ” vào ngân sách của bạn nếu có thể, để thỉnh thoảng bạn có thể tận hưởng những khoản tiêu hoang phí. Đừng lo lắng, đó chỉ là cách để bạn tận hưởng chứ không phải tiêu tiền một cách hoang phí.

>> Xem thêm: 

INTP – Nhà tư duy

Các INTP thường quan tâm đến việc đáp ứng nhu cầu của họ hơn là tích lũy của cải. Những người thuộc nhóm tính cách này không coi tiền bạc là thước đo địa vị và có thể chi nhiều cho vẻ ngoài của mình, cho dù đó là quần áo, nhà cửa hay ô tô. Hầu hết các INTP đều nói rằng họ sẽ nghỉ việc nếu có đủ số tiền cần thiết trong cuộc sống. Họ có xu hướng tiết kiệm tiền để cảm thấy an toàn hơn là để cảm thấy giàu có. Nhưng không phải vì thế mà họ luôn muốn ở trong vòng an toàn, đôi khi họ cũng tiêu tiền một cách bốc đồng hoặc theo đuổi một kế hoạch kiếm tiền thú vị nào đó. Để đảm bảo nhu cầu của họ được đáp ứng, các INTP cần phải cẩn thận khi đầu tư vào các ý tưởng kiếm tiền có quy mô lớn. Khi theo đuổi một giải pháp thú vị cho nhu cầu tiền bạc của cuộc sống, họ có thể không thật sự quan tâm đến những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra. Thế nên, hãy cân nhắc việc thuê một cố vấn tài chính hoặc thậm chí nhờ một người bạn am hiểu về đầu tư và tài chính cá nhân giúp đỡ.

ENTJ – Nhà điều hành

Các ENTJ có xu hướng coi trọng tiền bạc và rất có thể họ có cả một ngân sách tiết kiệm riêng. Họ coi tiền là nền tảng của nhiều quyết định trong cuộc sống, bao gồm cả những lựa chọn về học vấn và nghề nghiệp. Những người thuộc nhóm tính cách này là kiểu người có xu hướng đánh đồng tiền bạc với tầm ảnh hưởng. Dựa vào đặc điểm của ENTJ, họ có thể kiểm soát và không chi tiêu một cách dại dột hoặc quá mức để theo đuổi cuộc sống tốt đẹp. 

Bởi vì tiền là một phần quan trọng trong cuộc sống của ENTJ nên không phải lúc nào họ cũng có thể để tiền nằm yên trong tài khoản tiết kiệm hoặc đầu tư dài hạn. Thế nên họ thường xuyên phải đấu tranh nội tâm giữa những gì họ cần làm và những gì họ muốn làm. Các ENTJ có thể kiểm soát cách tiêu tiền của mình bằng cách lên lịch thanh toán tự động hàng tháng vào tài khoản tiết kiệm hoặc khoản các khoản đầu tư dài hạn, rủi ro thấp. Đây là cách giúp họ có thể tích trữ một số thứ cho tương lai.

ENTP – Người tranh luận

Những ENTP thường không tự nhận mình là người thích ngân sách khi so sánh với tất cả các loại tính cách khác. Họ có xu hướng chi tiêu nhiều hơn nhu cầu cần thiết của họ. Sự kết hợp giữa các đặc điểm hướng ngoại và sở thích tìm kiếm phiêu lưu đã khiến họ không thể cưỡng lại những đồ vật đắt giá và sáng bóng. Những người thuộc nhóm tính cách này có xu hướng đo lường thành công bằng sự giàu có, vì vậy họ thường là những người có thu nhập cao và làm việc chăm chỉ. 

Nhóm tính cách ENTP sẽ chú ý đến việc cân bằng sổ sách. Họ có thể lên các kế hoạch hợp lý để đảm bảo rằng tiền kiếm được luôn đi đôi với những khoản chi tiêu. Nhưng họ vẫn có đôi lúc bốc đồng và lạm dụng tín dụng hay các khoản vay. Thế nên,ENTP hãy luôn đặt ra một quy tắc nhất định là chỉ tiêu tiền vào những việc bạn có đủ khả năng chi trả. Trong trường hợp khẩn cấp, bạn nên sử dụng những khoản tiết kiệm của mình trước khi vay mượn ai đó.

Nhóm tính cách thiên hướng ngoại giao

INFJ – Người che chở

Các nhà ngoại giao, nhóm mà INFJ thuộc về, thường bị coi là yếu kém về tiền bạc và tài chính. Họ có xu hướng mơ mộng hơn là thực tế và hầu như không có gì mơ mộng về những con số tài chính. Tuy nhiên, INFJ có thói quen tiền theo những cách phù hợp với thực tế, họ được coi kiểu “trung bình” trong phong cách chi tiêu và tiết kiệm. 

INFJ luôn mong muốn đạt được điều gì đó ngoài mức an toàn. Họ thích thú và sẵn sàng đối mặt với lựa chọn mang tính thách thức, đầy khó khăn. Đôi khi, họ còn rất nhiệt tình để giúp đỡ hoặc truyền động lực cho ai đó. Chính vì thế, INFJ dễ bị đánh lừa và bị rơi vào tình thế bị lợi dụng.

INFP – Người hòa giải

Những INFP cũng nằm trong số những kiểu tính cách không quan tâm đến tiền bạc và họ cũng không thật sự muốn đạt được sự giàu có. Họ thường thấy mình không tự tin lắm vào kỹ năng sử dụng tiền bạc của mình. Họ thà có những suy nghĩ về sứ mệnh và ảnh hưởng tích cực đến người khác hơn là trở nên giàu có. INFP có thể nằm trong số những người có thu nhập thấp nhất trong mọi loại tính cách. Vậy nên, đánh giá cao mục đích và chủ nghĩa lý tưởng là điều đáng khen ngợi. Nhưng hy sinh vì người khác hoặc vì một sứ mệnh cao cả nào đó mà quên mất giá trị thật sự cho đồng tiền cũng không nên. 

Thế nên, việc tìm kiếm lời khuyên khách quan có thể rất quan trọng đối với người thuộc nhóm tính cách này. Họ có thể là một chuyên gia hoặc cũng có thể là một người bạn hoặc các thành viên gia đình. Bằng cách lắng nghe và tiếp thu những lời khuyên đó, INFP sẽ có một đôi mắt khách quan hơn có thể giúp bạn đo lường được thế nào là “quá nhiều” khi hy sinh tài chính cho đam mê.

ENFJ – Người cho đi

So với các loại tính cách khác, ENFJ là loại ít sử dụng tài khoản ngân hàng của mình để ghi điểm nhất. Tuy nhiên, phần lớn họ vẫn đo lường thành công bằng số tiền mà họ có. ENFJ là những nhà ngoại giao tôn trọng tiền bạc nhất và có xu hướng làm chủ tài chính của mình. Tất nhiên đó không phải là tham lam mà là họ đánh giá cao giá trị của đồng tiền. Bởi vì họ biết được đồng tiền giúp họ tận hưởng và trải nghiệm với những người họ yêu thương. Những người nhóm ENFJ còn rất giỏi trong việc tiết kiệm tiền.

ENFJ có thể thiếu quyết đoán trong việc sử dụng tiền của mình sao cho thật hợp lý. Mặc dù họ thường có tính kỷ luật bản thân cao nhưng không phải lúc nào họ cũng có thể có một tiêu chí rõ ràng để xác định cách họ tiêu tiền. Đây không phải là việc sắp xếp mọi thứ theo đúng trật tự mà nhiều hơn là việc lòng hào phóng của họ bị lạm dụng.

Do đó, để đưa ra quyết định chính xác hơn, ENFJ có thể tạo một “danh sách các việc cần chi tiêu”. Hãy viết ra những mục tiêu của bạn, những gì có giá trị trong cuộc sống của bạn và tiêu chí của bạn về ngân sách cũng như việc cống hiến cho người khác là gì. 

ENFP – Người truyền cảm hứng

Những người theo chủ nghĩa lý tưởng này là kiểu tính cách có niềm tin rằng họ có thể sống tốt hơn nếu tiêu ít tiền hơn. ENFP luôn đủ khả năng chi trả cho hầu hết những gì họ muốn. Sự mâu thuẫn này vẽ nên một bức tranh đầy thách thức cho nhóm người thuộc tính cách này. Họ là những cá nhân rất năng động, có sức lôi cuốn và định hướng tốt nhưng không phải lúc nào cũng có nhiều người theo dõi. Dễ buồn chán, họ cũng có xu hướng khao khát những thứ mang lại cho họ niềm vui, sự thú vị và những điều này đều có liên quan đến việc chi tiêu.

Những xu hướng trên có thể đủ để khiến ENFP bị “say tàu xe”. Bởi vì họ có xu hướng đi khắp nơi, theo đuổi lý tưởng và niềm đam mê sống của mình. Họ dành nhiều thói quen cho các kỳ tận hưởng mà thiếu tập trung tài chính.

>>> Xem thêm:ENFP là gì? Đặc trưng của nhóm tính cách người truyền cảm hứng

xu hướng tiết kiệm tiền của người thuộc Campaigners

Nhóm người thuộc Campaigners có xu hướng tiết kiệm hơn là kiếm thêm nhiều tiền – Nguồn: Internet

Nhóm tính cách thiên hướng trọng điểm

ISTJ – Người trách nhiệm

Các Logistician coi tiền là thứ thiết yếu hơn hầu hết mọi người. Họ rất cẩn thận trong các khoản chi tiêu và cân nhắc kỹ lưỡng trước quyết định chi tiền cho việc gì đó. Không phải lúc nào họ cũng tiết kiệm như vẻ bề ngoài, nhưng nhìn chung họ rất kiên định với thói quen lập ngân sách chi tiêu một cách khôn ngoan. Nói cách khác, các Logistician rất tôn trọng việc tiết kiệm và chi tiết của mình. 

Khi ở trong một mối quan hệ chia sẻ tiền bạc như hôn nhân hoặc vai trò làm cha mẹ, việc kiểm soát dòng tiền của Logisticians có thể gây khó khăn cho những người xung quanh. Cái “cẩn thận” của người này là cái “rẻ” của người khác. Tính cách của nhóm người Logisticians đôi khi cứng nhắc và luôn tin rằng mình đúng.

ISFJ – Người nuôi dưỡng

Họ là kiểu tính cách sẽ lựa chọn tiết kiệm tiền hơn là sẽ kiếm nhiều tiền hơn. Thay vì họ tham vọng thay đổi cuộc sống bằng cách kiếm được nhiều tiền hơn, ISFJ thích phong cách quản lý tiền một cách thận trọng hơn. Họ có thể đáp ứng nhu cầu tài chính của mình với việc duy trì cuộc sống ổn định cho bản thân và những người họ yêu thương. Ví dụ, họ là kiểu người rất đắn đo khi chi nhiều tiền cho sở thích cá nhân của mình. Tiết kiệm và hy sinh cho những trường hợp khẩn cấp là vùng an toàn của họ.

ISFJ có xu hướng sống quá an toàn, vì thế họ cần đọc nhiều tài liệu về tài chính để tăng cường chỉ số IQ cũng như sự tự tin về tài chính. Bằng cách này, bạn sẽ tìm thấy những chân lý tích cực có thể khuyến khích và trở thành động lực để kiếm và tiết kiệm tiền. 

ESTJ – Người giám hộ

Địa vị xã hội là điều quan trọng đối với ESTJ hơn hết. Họ là những người tham vọng và thuộc nhóm người có thu nhập cao. Kế hoạch tài chính của nhóm người này thường tập trung vào việc kiếm được nhiều tiền hơn là tiết kiệm những gì họ đã có. Nhưng họ cũng có xu hướng chi tiêu nhiều hơn những người khác. ESTJ có thói quen mua sắm rất tùy hứng mà không có những kế hoạch trước đó. Họ có mục tiêu chính là kiếm thêm thu nhập và tận hưởng cuộc sống. Tất nhiên, không có gì sai khi làm việc chăm chỉ và tận hưởng thành quả lao động của mình nhưng các khoản tiết kiệm cho những tình huống khẩn cấp cũng rất cần được chú ý đến.

Đôi khi, các ESTJ cũng nên quên đi các mục tiêu lớn lao của mình và dành thời gian để tìm hiểu bản thân, quan tâm khám phá những người yêu thương xung quanh.

ESFJ – Người quan tâm

Giống như hầu hết những người hướng ngoại, ý kiến và sự hiện diện của người khác rất quan trọng đối với ESFJ. Họ có nhiều khả năng là những nhà đầu tư bảo thủ, thích tiết kiệm tiền hơn là kiếm nhiều tiền trong kế hoạch tài chính chính của họ. Tuy nhiên, sự bướng bỉnh và cứng nhắc của họ cũng tạo nên những sự kiểm soát mang tính áp đặt lên người khác trong việc đưa ra các quyết định tài chính. Tất nhiên, việc quan tâm đến mọi người là điều tốt, nhưng nếu quá áp đặt và bảo thủ sẽ khiến có ESFJ thường vướng phải những cuộc tranh cãi xoay quanh vấn đề tiền bạc với các mối quan hệ xung quanh.

Kết luận

Thông qua bài viết này, CareerViet hy vọng rằng bạn đã biết được bản thân thuộc nhóm tính cách nào thông qua các chi tiêu hằng ngày. Bạn có thể truy cập vào cẩm nang CareerViet để cập nhật thêm nhiều kiến thức hay nhé!

>>> Xem thêm:

Admin Sachnoiviet | Nguồn: Internet

Categories
Chia sẻ0

Bình Luận

Tên *
Tên hiển thị phần bình luận
Email *
Mọi người không nhìn thấy Email của bạn

Thể Loại
Tác Giả
Giọng Đọc
Nghe Nhiều
Tìm Kiếm

DMCA:

DMCA.com Protection Status